Xã hội Tây Tạng (1912–1951)

Xã hội Tây Tạng truyền thống gồm cơ cấu giai cấp phong kiến, chế độ nông nô và nô lệ, điều này là một trong những nguyên nhân để Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã "giải phóng" Tây Tạng và cải cách chính phủ tại đây.[46] Giáo sư Tạng học và Phật giáo Donald S.Lopez nói rằng "Tây Tạng truyền thống có bất bình đẳng lớn giống như xã hội phức tạp bất kỳ, trong đó tầng lớp tinh hoa độc quyền quyền lực và họ gồm quý tộc nhỏ, giáo chủ các giáo phái.. và các tu viện Cách lỗ phái lớn.[47]" Các nhóm thể chế này duy trì đại quyền cho đến năm 1959.[48]

Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 tiến hành cải cách hệ thống nông nô từ xưa vào thập niên đầu của thế kỷ 20, và đến năm 1950, bản thân chế độ nô lệ hầu như không còn tồn tại trong miền trung Tây Tạng, song có lẽ vẫn còn tại một số khu vực biên giới nhất định.[49] Chế độ nô lệ tồn tại ở những nơi như thung lũng Chumbi, dù các quan sát viên người Anh như Charles Bell cho là 'ôn hòa'.[50] và người ăn xin (ragyabas) là đặc hữu. Hệ thống xã hội trước 1950 là khá phức tạp.

Bất động sản (shiga) được nhà nước cấp và được kế thừa, song có thể hủy bỏ. Do tài sản nông nghiệp gồm hai loại: đất của quý tộc hoặc tổ chức tu viện (đất chiếm hữu), và đất làng (đất tá điền và nông nô) do chính phủ trung ương nắm giữ song do quản trị viên khu vực quản lý. Đất chiếm hữu trung bình chiếm từ một nửa đến ba phần tư bất động sản. Đất nông nô thuộc bất động sản, song tá điền thường thi hành nộp sưu thuế hoa lợi truyền thế. Người Tạng bên ngoài hệ thống quý tộc và tu viện được phân loại là nông nô, song hai loại tồn tại và theo chức năng được so sánh với nông dân tá điền. Các nông nô nông nghiệp bị hạn chế làm việc trên khu đất mà họ có nghĩa vụ nộp sưu (ula) song họ có quyền sở hữu mảnh đất riêng của mình, sở hữu hàng hóa cá nhân, và tự do di chuyển đến xung quanh ngoài thời hạn cần thiết để lao dịch, và miễn nghĩa vụ thuế. Họ có thể tích lũy của cải và có khi trở thành người cho vay bất động sản của mình, và có thể kiện địa chủ: nông nô làng (tralpa) bị hạn chế trong làng của mình song chỉ vì mục đích sưu thuế, như nghĩa vụ vận chuyển đường bộ (ula), và chỉ có nghĩa vụ nộp thuế. Một nửa số nông nô làng là các nông nô thuê (mi-bog), nghĩa là họ đã mua được tự do. Địa chủ thi hành các quyền rộng nhằm gắn kết nông nô, và bỏ trốn hoặc đi tu là cách duy nhất để giải thoát.

Bất kỳ nông nô nào vắng mặt khỏi bất động sản của họ trong ba năm tự động được cấp thân phận thường dân (chi mi) hoặc tái phân loại là nông nô bởi chính phủ trung ương. Các địa chủ có thể chuyển dân của họ cho các địa chủ hoặc phú nông khác để lao động, mặc dù điều này không phổ biến tại Tây Tạng. Mặc dù cấu trúc cứng nhắc, hệ thống thể hiện tương đối linh động, khi nông dân tự do khỏi khế ước với địa chủ khi đã hoàn thành nghĩa vụ sưu tô của mình. Trong lịch sử, theo Warren W. Smith bất mãn lạm dụng hệ thống hiếm khi xuất hiện.[51][52] Tây Tạng cách xa chế độ nhân tài, song Đạt Lai Lạt Ma được chọn là con trai của các nông hộ, do con của dân du mục có thể lên đến người đứng đầu của hệ thống tu viện và trở thành học giả và trụ trì.[53]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tây Tạng (1912–1951) http://www.tuva.asia/lib/books_regions/5155-kuzmin... http://www.china.org.cn/english/13235.htm http://www.china.org.cn/english/tibet-english/lish... http://www.canonymous.com/press/ecritique2/part2.h... http://english.chinatibetnews.com/Culture/The_Past... http://www.google.com/search?hl=en&rls=com.microso... http://hansard.millbanksystems.com/commons/1950/ju... http://dosfan.lib.uic.edu/ERC/bureaus/eap/950907Wi... http://www.idsa.in/publications/stratcomments/Aban... http://www.tibet.net/en/index.php?id=61&articletyp...